TẢN MẠN CÂU CHUYỆN HƯỚNG NGHIỆP NGÀNH HẦM
Tôi có bạn nước ngoài
nhờ tìm giúp các kỹ sư + thợ vận hành máy khoan hầm toàn tiết diện TBM (Tunnel
Boring Machine) người Việt, để làm dự án tàu điện ngầm. Nghề này được định
danh trong tiếng Anh là TBM Operator (đi kèm là các thợ cơ khí, thợ điện
- Mechanical superintendent & Electrical supervisor).
Nhưng, mặc dù làm
trong ngành XD đã lâu, tôi vẫn chưa thấy nhiều người Việt có cái nghề chuyên
sâu hái ra tiền này. Một là do công trình sử dụng TBM còn ít, hai là nhận thức
chung về nhu cầu nghề cần thiết này cũng chưa cao.
Ở Tập đoàn Sông Đà đã
có đội ngũ thợ vận hành máy khoan hầm kiểu Jumbo Drill, đào hầm trong đá theo
phương pháp khoan-nổ mìn (lỗ khoan nhỏ đường kính ~42mm) rất lành nghề.
Trước đây ở dự án thủy điện Đại Ninh, Tcty Sông Đà và Công ty Cơ
sở hạ tầng CAVICO tham gia làm thầu phụ cho Cty KUMAGAI Nhật, dùng TBM đường
kính ~6m khoan hầm trong đá cứng. Những người điều hành là Nhật, người vận hành
TBM và các công tác phụ trợ đến từ các nước khác, người Việt Nam hỗ trợ. Nhưng
nhóm thợ Việt biết chút nghề hồi đó thì giờ có vẻ đã tản mạn hết, vì lâu quá,
lại ko có công trình gối đầu.
Một Công ty khác là Cty CP Xây dựng 47 (Bộ NN & PTNT), hiện
nay đang khoan hầm bằng TBM cho dự án thủy điện Đa Nhim mở rộng tại Lâm Đồng,
và thủy điện Thượng Kontum, vẫn đang thi công. Người của họ được hướng dẫn và vận
hành dưới sự chỉ đạo của bên cung cấp máy TBM, như hãng Robbins.
Một công ty khác là FECON, gần đây cũng có đội ngũ được đưa đi
nước ngoài đào tạo và hướng dẫn bài bản, xem ra có nhiều tiềm năng. Đội ngũ này
chắc phải ký hợp đồng lao động ràng buộc. Ở dự án Metro TP.HCM tuyến Bến Thành
- Suối Tiên hiện nay, FECON có tham gia ở ga ngầm Ba Son và ga ngầm Nhà hát lớn
Thành phố, chủ yếu là làm khoan phụt vữa và các công việc bổ trợ; còn điều
khiển máy TBM có lẽ là người thuộc Liên danh Shimizu-Maeda Nhật.
Các công ty Việt khác, như CIENCO chẳng hạn, đang muốn nhảy vào
làm hầm tàu điện ngầm, thì đương nhiên chưa có đội ngũ vận hành máy TBM. Họ
không dễ tìm được các lý lịch nhân sự phù hợp để đưa vào hồ sơ đấu thầu, cũng
như để triển khai thi công thực tế. Tuyến Metro Hà Nội tuyến 3 do Công ty
Ghella của Ý (liên danh với Huyndai Korea) làm thầu chính thì chắc cũng phải
dùng thợ chính TBM người nước ngoài.
Công ty Yasuda của Nhật làm dự án kích đẩy ống (Pipe jacking
/ Microtunnelling) dài 27km dùng TBM đường kính nhỏ ở TP.HCM thì thợ chính
cũng đưa từ Nhật sang. Các công ty Việt Nam, như Cty TNHH Một thành viên Thoát
nước Đô thị TP.HCM (UDC), thì đang cố nắm bắt, vươn lên.
Vậy, lời khuyên cho
lãnh đạo các công ty đã đang và sẽ làm xây dựng ngầm là: hãy bỏ tiền đưa thêm
thợ chọn lọc đi đào tạo, để trở thành công nhân bậc cao/đốc công được gọi chính
thức là: TBM Operator, kèm đội ngũ thợ điện-cơ khí thạo về cơ cấu máy
TBM. Để vận hành các loại máy TBM, phải qua các khâu đào tạo, không chỉ có kiến
thức chạy máy thuần túy.
Khuyên anh em thợ máy
Jumbo Drill lành nghề hãy tìm cơ hội học cái mới TBM, để sớm bật lên một đẳng
cấp mới, nếu được công ty nước ngoài thuê thì lương sẽ cao vọt, để không cần
phải luôn than vãn lương bèo bọt nữa!
Hơn nữa, với tình
trạng lắm thầy thiếu thợ như ở ta, thì tôi cũng khuyên các kỹ sư dễ thất nghiệp
hãy đi học làm thợ bậc cao đi. Làm thợ giỏi còn giá trị hơn “thầy” làng nhàng.
Giảng viên các trường cao đẳng nghề cũng như đại học liên quan cũng nên định
hướng rõ hơn cho sinh viên?
Mong là độ chục năm
sau, anh em đốc công/thợ vận hành TBM có thể trưởng thành để ra ngoài hành nghề
độc lập trong thị trường nhân lực, như các chuyên gia tư vấn vậy. (Có hồ sơ cá
nhân trên mạng lưới LinkedIn.com chuyên nghiệp như ai!^^). Lương cao hơn kỹ sư
làng nhàng nhiều đấy! (cười)
LINK ĐƯỢC ĐĂNG BỞI NGUYỄN ĐỨC TOẢN https://www.facebook.com/notes/ng%C3%B4-s-%C4%91%E1%BB%93ng-to%E1%BA%A3n/t%E1%BA%A3n-m%E1%BA%A1n-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-nghi%E1%BB%87p-ng%C3%A0nh-h%E1%BA%A7m/10159909055590037/
giá ghế matxa
ReplyDelete