Kinh nghiệm làm đồ án tốt nghiệp ngành xây dựng ngầm và mỏ

Đồ án tốt nghiệp là đồ án cuối cùng, và nó có tính chất quan trọng nhất. Chính vì lẽ đó, mà nó phải bao gồm đầy đủ các tính chất tổng quát nhất của 5 năm học ĐH. 



Với kiến thức cơ bản bao gồm cơ kết cấu, cơ học đất, cơ học đá, quy hoạch công trình ngầm, cơ học công trình ngầm, khoan nổ mìn, xây dựng công trình ngầm trong mỏ, xây dựng công trình ngầm dân dụng và công nghiệp, xây dựng giếng đứng, tổ chức thi công... Tất cả các môn học được vận dụng linh hoạt lẫn nhau để hoàn thành 1 đồ án tốt nghiệp hoàn chỉnh.
- Trước hết về nội dung cơ bản của bản đồ án tốt nghiệp cần phải thể hiện kiến thức rõ ràng nhất của 5 năm học. Đồ án được làm theo các phân khúc tùy theo năng lực học của mỗi sinh viên, có thể chia làm 3 loại, cụ thể là đồ án hướng nghiên cứu, đồ án thiết kế - thi công, và đồ án thi công.
- Về đồ án thi công các bạn cần nhấn mạnh đầy đủ 4 chương chính: Thứ 1: Nói về địa lý, địa chất khu vực thi công đường lò, giếng đứng... Thứ 2: Nói qua về thiết kế kỹ thuật, cần phải tính toán được áp lực theo các giả thuyết như Tximbarevich, Protodiaconop,...tính bề dày vỏ bê tông, bê tông phun, neo, vì thép... Thứ 3: Đây là nội dung cơ bản và cốt lõi ngành xây dựng ngầm và mỏ, trước hết phải nêu ra sử dụng phương pháp thi công loại gì? sơ đồ thi công loại gì? tính toán thông số nổ mìn để đưa ra được hộ chiếu nổ mìn hoàn chỉnh, sau đó tính toán thông gió mỏ, công tác xúc bốc, chống tạm chống cố định cho đường lò, và thiết lập được biểu đồ tổ chức chu kỳ theo định mức. Thứ 4: Lập bảng chi tiêu kinh tế (các thông số kinh tế, cần phải được tham khảo kỹ giáo viên hướng dẫn, để tránh trường hợp xây dựng 1m đường lò có chi phí quá thấp, hoặc quá cao không đúng với thực tế).
- Về đồ án thiết kế - thi công: Vẫn giống như đồ án thi công. Nhưng đồ án này giành cho các bạn học lực khá trở lên khi tập trung cao hơn cho phần thiết kế. Phần thiết kế có thiết kế quy hoạch, và thiết kế kỹ thuật. Thiết kế quy hoạch là nội dung của môn học quy hoạch xây dựng công trình ngầm (môn này thầy Đoàn dạy năm thứ 3), các bạn phải biết vận dụng để tính toán sử dụng băng tải, goong, skip...hợp lý. Sau đó phải lựa chọn lại tiết diện, và kiểm tra khả năng thông qua của gió trong mỏ. Thiết kế kỹ thuật, phải đưa ra áp lực lên kết cấu chống theo các giả thuyết đã học, đây là môn cơ học đá (thầy Nhân, và thầy Minh). Từ đó, lựa chọn KCC hợp lý theo thời gian và sản lượng hàng năm qua lò, rồi tính toán cơ kết cấu với loại kết cấu được lựa chọn. Bố trí vật liệu chèn, kiểm tra bền cho KCC. Và vẽ hộ chiếu chống cho đồ án.

- Về đồ án nghiên cứu: đây là phần đồ án loại khó, giành các bạn nắm chắc kiến thức ngành, biết vận dụng linh hoạt kiến thức để đưa ra một phương án mới. Đồ án như một dạng của các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, khuyến khích các bạn đã từng tham gia NCKHSV thì mới làm đề tài dạng này. Đề này được các thầy trong hội đồng đánh giá cao hơn so với các đồ án thiết kế - thi công thông thường, bởi vì bạn phải làm toàn bộ, làm bằng sự vận dụng kiến thức để đưa ra những kết luận - kiến nghị mà do bạn tự thu được. Một số đề tài nổi bật với k57: Đề tài nghiên cứu thiết kế đánh giá ổn định thành giếng đứng dưới áp lực đất đá và bải thải liền kề - do sinh viên Đỗ Thế Anh thực hiện (gvhd Th.S Đặng Văn Kiên), đề tài nghiên cứu sử dụng kết cấu chống hợp lý cho mỏ than Dương Huy - do sinh viên Nguyễn Văn Hải thực hiện (gvhd Th.S Đặng Văn Kiên), nghiên cứu thiết kế nổ mìn cho đường hầm Hải Vân do sinh viên Vũ Huy Khương thực hiện (gvhd Th.S Đặng Văn Kiên)... Các dạng đề tài nghiên cứu khuyến khích nên sử dụng các phần mềm như Phase 2, Plaxis, Abaqus, FLAC 2D - 3D, Midas, SAP2000, RS,...các phần mềm phù hợp với đề tài nghiên cứu.




* Phần trên là trình bày cơ bản nội dung để hoàn thiện một đồ án tốt nghiệp, các bạn cần đọc chi tiết mọi thắc mắc khó khăn nên bình luận xuống phía dưới mỗi bài viết để được hỗ trợ. 
- Về cách trình bày nội dung đồ án, phải có trình tự rõ ràng, font chữ, size chữ, căn lề theo tiêu chuẩn, khoảng cách giữa cách dòng phù hợp. Không để thừa khoảng trống phía dưới mỗi trang giấy. 
- Phần đầu đồ án nên có phần mở đầu, mục lục, sau đó thứ tự trình bày các chương, phần cuối có kết luận, và tài liệu tham khảo.
* Công tác chuẩn bị kiến thức bảo vệ đồ án.

- Bảo vệ chia thành các hội đồng, 1 hội đồng có từ 10-15 sinh viên. Các sinh viên bảo vệ theo thứ tự A-Z theo tên. 
- Trước khi bảo vệ các bạn nên chuẩn bị một bản nháp thuyết minh sẵn theo thứ tự lần lượt các chương, nội dung phải được rõ ràng, mạch lạc, và nêu rõ được vấn đề đang làm. Cụ thể với đề tài thiết kế - thi công phải nhấn mạnh 2 vấn đề chính là thiết kế được gì? thu được hộ chiếu chống là gì? và thi công là gì? thu được hộ chiếu nổ mìn, và biểu đồ tổ chức chu kỳ được gì?
- Về kiến thức bảo vệ, BLOG đã đăng tải nội dung 5000 câu hỏi ôn tập. Kiến thức xoay quanh chủ yếu đề tài đang làm, ví dụ bạn làm đề tài xuyên vỉa (câu hỏi lò xuyên vỉa là gì???...), lò hạ lò thượng, hay giếng đứng.
- Bảo vệ giống như một kỳ thi, bạn phải chuẩn bị kiến thức, tâm lý vững vàng trước thầy phản biện (người chấm bài bạn) và các thầy trong hội đồng. 
* Thời gian làm đồ án
- Thời gian có khoảng 10 tuần. Với các bạn lực khá trở lên, thì đồ án tốt nghiệp trở nên hết sức bình thường. Các bạn có thể thong thả làm, chỉ trong 1-2 tuần là xong. Mấu chốt là các bạn phải phản biện lại được thầy hướng dẫn, nếu làm sai hoặc copy không hiểu chắc chắn sẽ bị gạch nát và phải mất thời gian làm lại, mất tiền đi in... Trình tự làm theo từng chương theo sự phân bổ của thầy hướng dẫn, nhưng năng lực bạn làm tốt thì làm hết nộp thầy kiểm tra cũng được. 
* Về bản vẽ
- Bản vẽ trình bản trên bản A1, các bạn trình bày nội dung đồ án tất cả các chương lên đó, khoảng từ 5-10 tờ.
- bản A1 phải trình bày rõ ràng, khoảng trống giấy thừa trên giấy hạn chế. 
- Các font chữ, size chữ cho phần tiêu đề, khung tên, kích thước phải tự thống nhất cho tất cả các bản vẽ.
* Các bạn sinh viên khóa dưới, trước khi làm đồ án nên bớt chút thời gian xuống phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng, liên hệ cô Yến để tham khảo đọc trước đồ án.
* LINK đính kém
- Đồ án mẫu
- Quy chuẩn về font chữ, size (tham khảo hình thức trình bày của NCKH sinh viên)

1 comment: